Đua bò Bảy Núi – Đặc trưng văn hóa đồng bào Khmer tại tỉnh An Giang

Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Được tổ chức cùng lễ hội Dolta từ ngày 29 tháng 8 đến mùng 1 tháng 9 âm lịch, đây được xem là một trong những hoạt động văn hóa nổi bật ở miền Tây Nam Bộ mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống dân gian của cư dân làm nông nghiệp lúa nước.
Trước năm 1975, Hội đua bò đã được người dân tổ chức hàng năm nhưng ở quy mô, phạm vi ở mức độ nhỏ như những cuộc đua bò kéo bừa truyền thống mang nét sinh hoạt văn hóa.Nhờ nét độc đáo không thể thay thế, môn thể thao này sau đó dần được công nhận, phát triển như một Lễ hội đặc sắc và mở rộng quy mô tổ chức mỗi năm.Từ năm 1990 đến nay, Lễ hội đua bò Bảy Núi ở An Giang đã được luân phiên tổ chức tại chùa Thamit, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên và chùa Tà Miệt, huyện Tri Tôn.
Lễ hội mang đến sức hút chưa từng có
Hội đua bò Bảy Núi năm nay thu hút 64 đôi bò đến từ nhiều địa phương, chủ yếu là giống Bò Bảy Núi. Để chuẩn bị bò đua, nhiều “nài” bò đã chăm sóc kỹ lưỡng từ cả tháng trước cuộc thi theo bí quyết, chiến thuật riêng với mong muốn giành chiến thắng.
Từ sáng sớm, hàng ngàn bà con đã có mặt đông đảo tại khu vực gần chùa Thơ Mít để xem đua bò. Có người ở cách xa hàng vài cây số cũng mang theo đồ ăn thức uống sẵn, thậm chí cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua diễn ra từ sáng đến chiều tối.
Lễ hội gắn liền với văn hóa địa phương
Khu vực “khán đài” của bộ môn này không cầu kỳ như bóng đá, đua xe hay nhiều môn thể thao khác mà chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hoặc leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt. Những ngày lễ hội như vậy làm cho không khí ở các phum, sóc sôi nổi hơn hẳn.
Đua bò không đơn thuần là các con bò chạy đua với nhau mà nó trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đậm chất nhân văn của đồng bào vùng dân tộc Khmer. Một ngày hội không chỉ gắn liền với phong tục cầu mong mưa thuận gió hòa, trúng mùa vụ và đời sống thêm sung túc mà còn thể hiện tinh thần hăng say lao động của đồng bào Khmer, làm cho ngày hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng.
Người tham gia vô cùng hào hứng
Trong những năm gần đây, tỉnh An Giang chú trọng xây dựng, quảng bá hình ảnh Lễ hội đua bò Bảy Núi thành một sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, không chỉ là một đặc trưng văn hóa, để giới thiệu về đất và người An Giang mà còn hướng tới một sân chơi thể thao, giải trí ý nghĩa thu hút sự quan tâm của du khách cả trong và ngoài nước.
Tác giả: Cư Trần

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin khác

Từ di sản đến sáng tạo: Chuyện chưa kể về di sản văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là trung tâm kinh tế sôi động mà ...

Video Ngắn – Cầu Nối Sáng Tạo Giữa Giới Trẻ và Di Sản Văn Hóa

Trong thời đại số, video ngắn không chỉ là phương tiện giải trí mà còn ...

Phát động cuộc thi “Kết nối di sản – Sáng tạo tương lai”

Ngày 26.2, Lễ phát động cuộc thi “Kết nối di sản – Sáng tạo tương ...

CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ GIỚI THIỆU LÀNG VĂN HOÁ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG MƠ HRA

Từ ngày 21- 22/12/2024, tại Nhà rông Làng văn hoá, du lịch cộng đồng Mơ ...

Kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư dịp Tết: Điểm đến không thể bỏ lỡ tại An Giang

Rừng tràm Trà Sư – một trong những điểm du lịch nổi bật nhất của ...

Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2024

Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2024 là sự kiện đặc ...

Suối Tía – Điểm Đến Tuyệt Vời Cho Người Yêu Thiên Nhiên

Nằm cách trung tâm Đà Lạt khoảng 6km về phía Nam, Suối Tía là một ...

Nhà Tù Hỏa Lò: Chứng Nhân Lịch Sử Và Điểm Đến Văn Hóa Đặc Sắc

Nhà tù Hỏa Lò, hay còn được biết đến với tên gọi “Hilton Hanoi” trong ...